Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Cùng nhau tìm hiểu thông tin của Laptop


Khi mua mẫu laptop thế hệ mới, người dùng sẽ gặp những thông số kỹ thuật thể hiện những tính năng mà laptop mang lại. Hiểu được những thông số này, người dùng sẽ dễ dàng chọn đúng mẫu laptop phù hợp. Những thông tin dưới đây giúp độc giả “giải mã” chúng.








Widescreen và Standard Screen
Hiện tại, các mẫu màn hình của laptop đều là loại màn hình rộng(Widescreen) với 2 tỉ lệ là 16:9 hoặc 16:10 (chiếm đa số). Chuẩn 16:9 mới bắt đầu được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2008 dành cho những người dùng ưa thích phim HD. Còn nếu một chiếc laptop có màn hình Standard, tức tỉ lệ màn hình là 4:3 truyền thống.

CCFL hay LED Backlit

Để hiển thị hình ảnh, màn hình LCD cần có hệ thống đèn nền. Từ trước đến nay, công nghệ CCFL (đèn neon) được sử dụng chủ yếu, nhưng gần đây công nghệ LED đã ra đời cho phép màn hình có độ sáng cao hơn, tiết kiệm điện hơn, không cần thời gian khởi động để đạt tới mức sáng lý tưởng và quan trọng nhất là không bị tối dần theo thời gian như CCFL.

Một số hãng như Sony thậm chí cũng sử dụng 2 đèn CCFL để tăng độ sáng cho màn hình (Dual Lamp). Dĩ nhiên, giá của màn hình LED hoặc Dual Lamp đắt hơn màn CCFL thông thường chút ít nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo.

Full - HD

Hầu hết màn hình từ 12,1 inch cho tới 15,4 inch đều có độ phân giải chuẩn là 1.280x800. Tuy nhiên, hiện tại người dùng ngày càng muốn cócác loại màn hình với mức phân giải cao hơn. Dĩ nhiên, nguyện vọng này được các nhà sản xuất đáp ứng trọn vẹn với các mức lựa chọn lên tới1.920 x 1.200. Những loại màn hình có độ phân giải chuẩn 1.920 x 1.080(tỉ lệ màn hình 16:9) đều được định danh là Full HD.

Glossy và Matte

Đa số các loại laptop hiện đại đều có màn hình Glossy (gương) cho phép độ tương phản được tăng cường. Tuy nhiên, loại màn hình này thường rất bóng và đôi khi khó nhìn. Chính vì thế, một số người dùng có xu hướng quay lại màn hình nhám (Matte) truyền thống. Cũng nên lưu ý rằng màn gương với đèn nền LED thường ít phản chiếu do độ sáng cao hơn nhiều so với CCFL.

Biometric - Fingerprint Scanner

Đây là thông số cho thấy laptop bạn đang xem có đầu đọc dấu vân tay cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống chỉ bằng cách quét tay khá tiện lợi.

Hard Disk Drive Shock Protection

Nếu thấy laptop được trang bị tính năng này, bạn có thể yên tâm hơn cho độ an toàn đĩa cứng. Đây là cơ chế cảm ứng gia tốc rơi để nhận biết khi máy đang trong trạng thái rơi tự do, đầu từ của đĩa cứng sẽ được đưavào vị trí an toàn, tránh trường hợp chạm lên mặt từ của đĩa dữ liệu gây hỏng hóc.

IEEE 1394 hay FireWire/i.Link
IEEE 1394 là chuẩn thường được sử dụng để thu lại phim từ máy quay vào máy tính do tốc độ truyền dữ liệu cao hơn USB 2.0. Do không hề sử dụng tài nguyên CPU cho việc truy xuất dữ liệu nên rất thích hợp cho các tác vụ đòi hỏi tập trung xử lý cao như phim ảnh hoặc chạy ứng dụng. Hiện tại IEEE1394 có 2 chuẩn là FW400 và FW800 với tốc độ truyền dữ liệu tương ứng 400 Mbps và 800 Mbps.

Cổng xuất hình ảnh thế hệ mới
- HDMI Out: Laptop hiện đại được trang bị cổng HDMI để kết nối với màn hình LCD hoặc HDTV thế hệ mới. Mặc dù hiện tại đây vẫn là tính năng cao cấp nhưng nó sẽ sớm trở thành chuẩn thông dụng.

- Display Port: Đây là kết nối được thiết kế thay thế cho VGA/DVI hiện tại. Với ưu thế nhỏ gọn, không thuộc sở hữu của công ty cá nhân nào, Display Port có tương lai khá sáng sủa. Tuy nhiên,sự phát triển mạnh mẽ của HDMI đã gây trở ngại chút ít cho DisplayPort. Hiện tại, Apple là một trong những hãng tích hợp giao tiếp Displayport trên toàn bộ các dòng sản phẩm laptop cũng như màn hìnhhiện đại của chính mình.

Số cell của pin

Một pin của laptop thường gồm nhiều pin nhỏ bên trong gọi là cell. Pin càng nhiều cell thì càng nuôi được hoạt động của máy tính lâu hơn.Chính vì thế, nếu bạn muốn sử dụng laptop trên đường di chuyển xa, bạn nên tính tới việc mua thêm pin mở rộng với số cell thường là gấp đôi so với pin chuẩn đi kèm máy.

Ví dụ như ở EEE PC hay Aspire One, nếu như pin 3-cell chuẩn chỉ cho máy hoạt động khoảng 3 giờ thì với pin 6 cell bạn có thể dùng trên 6 giờ mới phải sạc lại. Dĩ nhiên, số cell nhiều đồng nghĩa với việc pin sẽ to, nặng và đắt tiền hơn.

WWAN Internet (HSDPA và EV-DO)

Một số mẫu laptop siêu di động thường hỗ trợ kết nối Internet qua mạng điện thoại di động. Thông dụng nhất hiện nay là hai giao tiếp HSDPA vàEV-DO. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta mới sử dụng được EV-DO trên một số mạng CDMA, ví dụ như S-Fone. Nếu như máy bạn không tích hợp sẵn WWAN, bạn vẫn có thể mua thiết bị USB hoặc Expresscard để bổ sung khicần.

eSATA

eSATA (External ATA) cho phép bạn kết nối các ổ SATA hoặc eSATA bên ngoài vào máy tính để đạt tốc độ truy cập cao (tương đương với các cổngSATA-II 3 Gbps trên bo mạch chủ). Tuy nhiên, cáp eSATA khác với SATA chút ít (dù cho chúng tương thích hoàn toàn về mặt kỹ thuật).

Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần adapter chuyển để lắp trực tiếp cá cổ SATA thông thường vào cổng eSATA. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý rằng đường tín hiệu eSATA không có khả năng cấp nguồn nên ổ eSATA buộc phải có đường điện ngoài thông qua adapter nên không được tiện lợi như một số mẫu USB.

Bàn phím Back-lit

Xu thế của các loại bàn phím hiện đại là có đèn nền bên dưới phím cho phép người dùng sử dụng trong đêm tối. Sau Apple với Macbook Pro, lần lượt các nhà sản xuất laptop đều đưa ra tùy chọn với bàn phím phát sáng cho sản phẩm của mình như Alienware, Dell, HP... Nếu thường xuyên sử dụng máy trong bóng tối, bạn sẽ thấy đây là tính năng khá hữu ích. Tuy nhiên, nó sẽ ngốn thêm pin chút ít.

Nên chọn mua Laptop như thế nào nhỉ

Những lời khuyên hữu ích cho người mua laptop


Hiện nay, chỉ cần bỏ ra 10-12 triệu đồng là bạn có thể sắm cho mình một laptop có cấu hình vừa phải đáp ứng một số công việc cần thiết như giải trí, công việc văn phòng… Bài viết sau sẽ lưu ý những kinh nghiệm chọn mua laptop phù hợp.
So sánh giá bán của các công ty
Hiện nay nhằm thu hút khách hàng là những đối tượng sinh viên học sinh (HS-SV), các công ty tin học thường đưa ra chính sách ưu tiên cho đối tượng này như giảm giá bán, hỗ trợ giá… Tuy nhiên, bạn nên chú ý giá của tất cả công ty tin học vì có thể chúng không chênh lệch bao nhiêu.
Điều quan trọng là chọn lựa một công ty uy tín, hàng chính hãng hay không, có chính sách bảo hành đảm bảo theo đúng yêu cầu sản xuất của các hãng cũng như có nguồn gốc nhà phân phối cụ thể… Ngoài ra cũng cần xem chính sách hỗ trợ của các công ty khi máy hết hạn bảo hành. Nếu không yên tâm, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn hướng dẫn.
Thời trang
Thời trang cũng là một yếu tố quan trọng, nhưng tốt nhất bạn nên tham khảo phần cấu hình của những laptop có mẫu mã đẹp. Đôi khi nó chỉ thích hợp để “chưng diện” chứ không đáp ứng được nhu cầu công việc của bạn.
Trọng lượng
Nếu bạn sở hữu một máy vi tính có trọng lượng dưới 2kg thì việc vận chuyển mới đúng với danh nghĩa “di động” của nó. Trọng lượng càng nhẹ, việc di chuyển càng dễ dàng hơn. Lưu ý vấn đề chi phí vì thông thường các laptop gọn nhẹ sẽ có chi phí cao hơn một tí so với các máy khác.
Tuổi thọ của pin
Laptop là một thiết bị di động nên pin là một trong những thành phần quan trọng nhất. Thông thường thời gian sử dụng của pin 2,5-3 giờ với nhiều kiểu pin như 6 cell, 9 cell… Số cell càng nhiều, thời gian sử dụng càng nhiều hơn. Chính vì vậy khi mua laptop, bạn cũng nên xem kỹ thời gian sử dụng pin bao nhiêu là phù hợp.
Cấu hình của máy
Cấu hình laptop sẽ quyết định rất nhiều đến tốc độ của máy tính. Với những tên tuổi như: HP, Acer, Toshiba…, giá 10-12 triệu đồng là có thể sở hữu laptop 2 nhân (Duo Core) với tốc độ vừa phải. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý dung lượng bộ nhớ RAM, tốt nhất cài đặt sẵn 2GB RAM vì đại đa số laptop ngày nay đều cài sẵn hệ điều hành Windows Vista “ngốn” khá nhiều RAM khi hoạt động. Dung lượng ổ cứng tùy thuộc mức độ sử dụng của bạn, nên có mức từ 120GB trở lên.
Chính sách bảo hành
Thông thường laptop có thời gian bảo hành từ 1 năm trở lên, pin chỉ được bảo hành sáu tháng. Bạn phải hỏi kỹ nơi bán về việc bảo hành từng linh kiện trong máy, vì rất có thể tùy vào chính sách bảo hành từng nơi mà linh kiện sẽ có thời gian bảo hành khác nhau.
Hệ điều hành có bản quyền
Windows Vista là hệ điều hành mặc định cho đại đa số model laptop hiện nay. Tùy thuộc các phiên bản như Home, Home Premium hay Business hoặc Ultimate được cài đặt sẵn, bạn nên chú ý đến bản quyền chính thức của hệ điều hành đi kèm theo máy. Tránh trường hợp nơi bán cài đặt sẵn hệ điều hành nhưng là phiên bản lậu.

Lịch sử của những chiếc Laptop

Hãy cùng nhìn lại các giai đoạn mà các nhà sáng chế đã làm nên chiếc laptop hoàn hảo thời nay.
Có thể coi là chiếc laptop đầu tiên?

Được thiết kế vào năm 1979 bởi một người Anh, William Moggridge, chiếc máy tính Grid Compass có trọng lượng bằng 1/5 bất kì một model nào tương đương trong tính thực thi và được NASA dùng trong chương trình phi thuyền con thoi trong không gian đầu những năm 80. Máy tính xách tay này có bộ nhớ 340K byte với lớp vỏ làm bằng magie và màn hình đồ họa phát quang có thể gập.
Máy tính Gavilan là chiếc laptop đầu tiên?
Manny Fernandez đã có ý tưởng về một chiếc laptop thiết kế đặc biệt dành cho các chuyên viên thường phải sử dụng máy tính. Fernandez, người khởi đầu chiếc Gavilan Computer, cho rằng thiết bị của mình là chiếc laptop đầu tiên ra đời năm 1983. Nhiều nhà lịch sử cũng xem chiếc Gavilan là cỗ máy đầu tiên có đầy đủ chức năng của một chiếc máy tính xách tay.
Chiếc laptop đầu tiên – Osborne 1

Chiếc máy tính này được hầu hết các sử gia công nhận là chiếc máy tính di động thực sự đầu tiên là chiếc Osborne 1. Adam Osborne, nhà phát hành sách cũ tìm ra chiếc Osborne Computer và sản xuất chiếc Osborne 1 vào năm 1981, máy tính di động có trọng lượng khoảng 10kg với giá $1795. Osborne 1 có màn hình 5”, cổng modem, hai đĩa mềm 5 ¼, nhiều lựa chọn các chương trình phần mềm và gói pin. Công ty máy tính này không tồn tại lâu và chưa khi nào thành công.
Lịch sử những chiếc laptop đầu tiên 
Cũng xuất hiện vào năm 1981, chiếc máy tính di động được trang bị pin Epson HX-20, với 20 đặc điểm, màn hình LCD 4 line và máy in cài sẵn.
- Tháng 1 năm 1982, Kazuhiko Nishi và Bill Gates của Microsoft bắt đầu thảo luận về thiết kế chiếc máy tính di động dựa trên việc dùng màn hình tinh thể lỏng mới. Sau đó Kazuhiko Nishi cũng đã chỉ ra nguyên mẫu với Radio Shack người đồng ý sản xuất chiếc máy tính này.
- Năm 1983, Radio Shack đã trình làng chiếc máy tính di động TRS-80 Model 100, chạy bằng pin 1,8kg và có nhiều thiết kế của chiếc laptop hơn.

- Tháng 2 năm 1984, IBM thông báo về chiếc máy tính di động cá nhân IBM 5155.

- Ba năm sau, 1986, Radio Shack tiếp tục trình làng chiếc TRS Model 200 nhỏ hơn và cao cấp hơn.
- Năm 1988, Compaq Computer giới thiệu chiếc laptop đầu tiên với đồ họa VGA - Compaq SLT/286. 
- Năm 1989, NEC UltraLite được trình làng và được coi là máy tính có phong cách notebook đầu tiên. Máy có kích thước của chiếc laptop trọng lượng dưới 2,25kg.
- Tháng 9, 1989 Apple Computer trình làng chiếc Macintosh Portable đầu tiên mà sau này được phát triển thành Powerbook. 
- Năm 1989, Zenith Data Systems cho ra đời chiếc Zenith MinisPort, máy tính xách tay trọng lượng 2,7kg. 
- Tháng 10, 1989, Compaq Computer trình làng chiếc notebook đầu tiên của hãng Compaq LTE.
- Tháng 3, 1991, Microsoft trình làng chuột Microsoft BallPoint dùng cả chuột và công nghệ bi xoay trong thiết bị trỏ thiết kế cho các laptop.
- Tháng 10, 1991, Apple Computers trình làng một loạt các laptop phong cách notebook - Macintosh PowerBook 100, 140, và 170.
- Tháng 10, 1992, IBM trình làng chiếc ThinkPad 700.
- Năm 1992, cả Intel và Apple đều giới thiệu chi tiết kĩ thuật APM (quản lý điện cao cấp) cho laptop.
Theo năm tháng, các nhà sản xuất tiếp tục cải tiến và hoàn thiện kiểu dáng, kích thước trọng lượng và tính thực thi cho từng dòng laptop để đến hiện nay chúng ta có thể sử dụng và chiêm ngưỡng các model laptop hiện nay
 
Chiếc máy vi tính đầu tiên được coi là có thể xách tay xuất hiện vào năm 1981 nặng hơn 10 kg. Nhưng từ đó đến nay, thế giới máy tính xách tay đã ngày càng được cải tiến theo hướng mảnh mai về hình khối và trọng lượng đạt tới mức siêu di động.

Với chiếc máy tính xách tay đầu tiên ra đời vào năm đầu tiên của thập kỷ 1980, tên gọi tiếng Anh “portable” nghĩa là Có thể xách tay” còn hơi cường điệu so với ngoại hình của nó.

Tuy nhiên, ngày nay cùng với những cải tiến vượt bậc về công nghệ và thiết kế, ngoài từ “portable” máy tính xách tay lần lượt nhận được những cái tên khác chuẩn xác hơn tương đương với độ gọn nhẹ của nó chẳng hạn notebook (cuốn tập hay quyển vở) hoặc laptop (máy tính có thể đặt lên đùi).

Mục sở thị chiếc Laptop đầu tiên thế giới

Trong ảnh là chiếc máy tính xách tay đầu tiên với bàn phím QWERTY và màn hình chỉ hiển thị chữ. Đây là chiếc máy tính bán xách tay GRiD Compass 1100 được sản xuất vào năm 1982.



Máy tính xách tay đầu tiên


Cấu hình của máy không mạnh như ngày nay nhưng nó đã rất ấn tượng vào thời điểm đó. Máy có bộ xử lý Intel 8086, màn hình CGA, modem 1200bps, bộ nhớ từ 240kb, và hệ điều hành GRiD (không phải là DOS).

Cơ quan người đầu tiên sử dụng máy này phải kể đến NASA với giá khoảng 8.000 USD đến 10.000 USD. NASA cho biết họ sử dụng máy tính xách tay này trên các tàu con thoi vũ trụ.


Hai mươi sáu năm sau khi chiếc máy tính xách tay đầu tiên xuất hiện, người ta đã tìm ra 10 model quan trọng nhất vạch ra những dấu son trên con đường tiến hoá của nó.


Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi chiếc máy tính được coi là có thể xách tay ra đời (đầu thập kỷ 1980). Lần đầu tiên người ta có thể sử dụng một máy tính được tích hợp bàn phím mà lại đủ nhẹ để có thể mang sang phòng bên hoặc đi trên tàu hoả hay máy bay từ vùng này sang vùng khác.


Ai có thể ngờ rằng từ đó đến nay mọi thứ đã thay đổi: Pin của máy đã cho phép làm việc cả ngày, năng lực xử lý được nâng cao, bộ nhớ được mở rộng… Cả hệ điều hành Windows và Mac cũng cùng làm việc hoà bình trên một cỗ máy. Cho tới thời đại này, laptop đã trở thành một trung tâm giải trí.


1. Laptop thực sự đầu tiên: Epson HX-20 (1981)


Epson HX-20 là máy vi tính có thể xách tay đầu tiên, đơn giản thiết kế và nhẹ về trọng lượng. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tổ tiên của laptop là chiếc Osborne Computer nặng tới 11 kg, nhưng chính thức được công nhận thì chỉ có HX-20.


Chiếc máy này nặng chỉ 1,59 kg và được trang bị một pin Nikel-Cadmium, cho phép làm việc lên tục tới 50 giờ.


Tất nhiên màn hình của máy là LCD đen trắng và rất nhỏ, chỉ hiển thị được 4 dòng văn bản. Nó có hộp đựng bằng nhựa màu nâu để bảo vệ bàn phím, đồng thời chứa cả một máy in kim và ổ ghi băng từ cassette loại mini để lưu trữ.


HX-20 dùng hai bộ xử lý Hitachi 6301 chạy ở tốc độ 614 Hz, RAM có dung lượng 16K, và các cổng serial và RS-232. Nhờ thiết kế này, Epson đã bán hết veo 250.000 chiếc HX-20. Thời đó, đối với các chuyên gia sưu tầm dữ liệu và kế toán văn phòng Epson HX-20 đúng là giấc mơ có thật.


2. Laptop phổ biến đầu tiên: Tandy TRS-80 Model 100 (1983)


Những năm đầu thập kỷ 1980 là thời điểm các chuyên gia máy tính giàu cảm hứng thiết kế. Tandy TRS-80 Model 100 ra đời vào thời điểm này. Mặc dù không phải gia đình Mỹ nào cũng đổ xô đến các đại lý mua ngay một chiếc TRS-80, nhưng đây là laptop đầu tiên được phổ biến rộng rãi tới người dùng.


Với 1,73 kg và tầm giá 800 USD, chiếc máy nặng và có giá bán ngang ngửa chiếc HX-20, tuy nhiên màn hình của nó lớn hơn nhiều (trải dài trên đỉnh máy) và có độ phân giải 240 x 64 pixel.


Nó sử dụng 4 pin AA với thời lượng lên tới 18 giờ làm việc. Máy không có bộ nhớ trong mà dùng bộ đầu ghi băng cassette để ngoài hoặc ổ mềm loại 5,25” chọn thêm. Tuy nhiên, nó bao gồm một trình biên tập văn bản, lưu danh bạ, lịch trình, ứng dụng viễn thông và hình thức truyền thông bằng modem để các phóng viên báo chí có thể chuyển nhanh tài liệu bài viết về toà soạn.


Firmware của TRS-80 Model 100 chính là lời gợi ý để Bill Gates tạo ra dự án mã hoá lớn lao trước khi lập lên đế chế Microsoft hùng mạnh và họ hàng nhà Windows (hệ điều hành) phổ biến của ngày nay.


3. Laptop đầu tiên dùng bộ xử lý 386 (1987)


Thực ra chiếc máy tính "to con" này chưa hẳn là laptop nhưng đủ để gọi là máy tính xách tay.


Mặc dù có tầm giá trên trời, 12.000 USD, nhưng Compaq Portable 386 là một trong những máy tính xách tay đáng nhớ nhất mọi thời đại vì là laptop đầu tiên sử dụng bộ nhớ 80386, mạnh mẽ nhất lúc bấy giờ của Intel. Kiến trúc này có ảnh hưởng lớn tới kỷ nguyên chip xử lý 32 bit của hai thập kỷ tiếp theo.


Portable 386 không được xinh xắn lắm. Nó giống như một chiếc vali nhỏ khá dày và nặng hơn 9 kg. Bàn phím là loại tháo rời và nó thiếu pin kèm theo nên yêu cầu cắm điện thường xuyên. Màn hình đơn sắc bao gồm cả màu da cam chói loá.


Tuy nhiên, chip Intel 80386DX-20 chạy ở tốc độ xung đáng nể 20 MHz và đây là nét quyến rũ nhất của sản phẩm. Tại thời điểm ra mắt, nó là máy tính xách tay nhanh nhất hành tinh.


4. Máy tính bảng lai laptop đầu tiên (1992)


Chiếc GRiD System 2260 được coi là mẫu máy tính bảng lai laptop (Convertble Tablet) đầu tiên trên thế giới. Màn hình cảm ứng của nó có thể xoay và lật ngửa che phủ lên bàn phím để sử dụng hoàn toàn như một máy tính bảng loại thường xuất hiện trước đó.


2260 sử dụng bộ xử lý Intel 386, trong khi model cao cấp hơn, chiếc 2270, sử dụng chip 486. Mặc dù máy tính bảng lai laptop không thực sự phổ biến nhưng nó vẫn được duy trì như một nhánh laptop, máy tính bảng của tương lai.


2260 khá bền chắc nhờ vỏ bằng hợp kim magie với màn hình tốt nhất từ trước đến nay, loại đơn sắc nhưng là kiểu VGA ma trận động đường chéo lên tới 10,5 inch.


Tuy nhiên, GRiD System 2260 quá nặng để xách với quãng đường dài và việc nhập liệu còn rất khó khăn với hệ điều hành Windows for Pen. Chỉ đến khi Microsoft giới thiệu hệ điều hành dành riêng cho máy tính bảng (Tablet Operating System) vào năm 2002 và tiện ích nhận diện chữ viết tay thì Convertible Tablet PC mới bắt đầu tìm được một chỗ đứng vững vàng trên thị trường.

xửa lý Khi laptop của bạn bắt sóng Wi-Fi yếu

  Nếu máy tính xách tay củabạn bắt sóng Wi-Fi chập chờn hay mở Firefox hoặc Internet Explorer luôn bị đứng hình thì nên kiểm tra lại card Wi-Fi hay các trình duyệt trong máy.
Điều khó chịu nhất với nhữngngười dùng laptop là truy cập Internet chập chờn, máy không kết nối được Wi-Fihay sóng rất yếu. Một dấu hiệu nữa là mở Firefox hoặc Internet Explorer luôn bịđứng hình. Vào Yahoo Messenger cũng chẳng được nốt trong khi những chiếc máy bên cạnh vẫn lướt nét ầm ầm.
Kiểm tra card Wi-Fi
Việc đầu tiên dễ thực hiệnnhất là tháo card Wi-Fi ra và lắp vào một máy khác để kiểm tra. Trường hợp, máy vẫn không truy cập Internet được, có thể lỗi do card không chuẩn. Card đời cũ với chuẩn a, b, cũng là nguyên nhân khiến máy bắt sóng yếu hoặc không bắt đượcWi-Fi ở nhiều nơi dùng hệ thống phát sóng có chuẩn cao như g.
Ngoài ra còn có yếu tố kháchquan như thiết kế cấu tạo khe đặt card của một số dòng máy có sự cách ly với việc tiếp nhận sóng Wi-Fi. Để thử, bạn hãy chọn vị trí ngồi gần ngay các bộ tiếp sóng (Access point) hoặc Router để xem máy có bắt sóng tốt hay không. Cũng có khả năng, "cục" Access point phát sóng yếu, hoặc chặn địa chỉ Mac.
Để hệ thống hoạt động an toàn hơn, chỉ những thiết bị nối mạng có số đăng ký Mac nhất định mới được quyền truy cập vào hệ thống. Danh sách địa chỉ Mac các thiết bị nối mạng không dây sử dụng trong hệ thống mạng được khai báo thông qua phần mềm quản trị AccessPoint. Trong Windows XP hay 2000, thủ tục xác định địa chỉ Mac của thiết bị  mạng như sau: Nhấn chuột vào Start->Run, nhập vào dòng lệnh cmd rồi nhấn phím OK.
Trong cửa sổ DOS của tiện ích cmd, nhập vào dòng lệnh ipconfig /all (lưu ý giữa ipconfig và /all có khoảngtrống phân cách) rối nhấn phím Enter. Sau dấu ':' của dòng thông báo PhysicalAddress chính là địa chỉ MAC của thiết bị mạng. Với Windows 98/Me chỉ cần nhậpcâu lệnh winipconfig vào trong cửa sổ của lệnh Run, địa chỉ MAC sẽ nằm trêndòng thông báo có nhãn 'Adapter Address'). Do vậy, bạn cũng nên kiểm tra thêm ởđịa chỉ Mac để đăng ký lại. Và dĩ nhiên không loại trừ khả năng card đã hỏng.
Lỗi trình duyệt
Ngược lại, trường hợp sau khicho card vào laptop khác và hoạt động tốt thì nguyên nhân có thể là do một số chương trình truy cập mạng trên máy của bạn đang có vấn đề.
Bạn có thể xác định lỗi ở máyqua các bước như sau:
Cài lại bản Windows thường,không cài bất kỳ phần mềm nào liên quan đến mạng. Sau đó thử vào lại Internet.Nếu ổn thì có thể do lỗi mấy phần mềm virus với firewall. Gỡ bỏ các phần mềmnày và cài đặt lại để máy làm việc với nét dễ dàng hơn.
Dù laptop có bắt sóng được hay không, bạn cũng nên kiểm tra lại các trình duyệt Internet. Nên thử cả FireFoxvà Internet Explorer để so sánh, trình duyệt nào không vào mạng được thì có thể gỡ bỏ và cài đặt lại.
Chọn mua card Wi-Fi
Hiện trên thị trường có 2loại card mạng: loại lắp ngoài (USB) và loại lắp trong (PCI). Bạn cần xem cấu hình phần cứng (khe cắm, cổng giao tiếp) trênlaptop để chọn loại card thích hợp.
Thông thường, loại lắp ngoài nốivới máy tính thông qua cổng USB nên tháo ráp rất thuận tiện, thích hợp vớinhiều loại máy tính khác nhau từ máy tính để bàn đến laptop, lại tránh đượchiện tượng nhiễu điện từ do các thiết bị lắp trong máy tính gây ra.
Nhưng ngược lại, cũng rất dễ bị hiện tượng bắt sóng chập chờn khi đầu tiếp xúc với USB trục trặc hoặc lơi lỏng.Riêng loại loại lắp trong giao tiếp với máy tính qua khe cắm PCI trên bo mạch chủ. Thủ tục lắp ráp, cài đặt phần mềm cũng tương tự như khi chúng ta lắp cardâm thanh, card mạng, card điều khiển đĩa cứng... nên mang tính thẩm mỹ cao. Cácnhãn hiệu card Wi-Fi được ưa dùng hiện nay có chất lượng tốt là Dlink vàlinksys với giá dao động từ 15 - 20 USD.
Ngày nay không chỉ có các quáncafe mới lắp đặt Wi-Fi mà nhu cầu sử dụng mạng không dây ở gia đình cũng đã tăng lên rất đáng kể. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Wi-Fi tại gia thì một trong những yếu tố quan trọng để máy không gặp phải hiện tượng mất sóng hoặc bắt sóng chập chờn là nên bố trí các bộ tiếp sóng (AP) ở những vị trí trên cao, tránh bị che khuất bởi các vật cản.
Các cần anten của AP cần dựng thẳng góc 90 độ. Nếu sử dụng chuẩn không dây 802.11b và 802.11g thì cần chú ý bố trí các AP nằm xa các thiết bị phát sóng điện từ có khoảng tần số trùng với tần số của AP (2,4GHz) như lò vi ba, điện thoại 'mẹ bồng con', đầu thu phát Bluetooth... Để hệ thống cho chất lượng tín hiệu tốt nhất, nên di chuyển, bố trí AP thử nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau trước khi đặt cố định tại một nơi.

cùng nhau khám phá chiếc màn hình laptop

altNếu muốn mua máy tính xách tay nhưng không có nhiều kinh nghiệm về display thì những thông tin dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn. Lời khuyên chung là cần tìm hiểu về điều kiện bảo hành với chấm màn hình của từng hãng.

- Công nghệ được sử dụng phổ biến trong các dòng máy tính xách tay trên thị trường hiện nay là tinh thể lỏng (LCD - Liquid Crystal Display). Kích thước và độ phân giải là các yếu tố phân biệt giữa các sản phẩm. Độ phân giải trên LCD được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm được cấu thành bởi 3 chấm phụ: đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển. 3 màu này kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị.
laptop - thu thuat va kinh nghiem 
Độ phân giải là một “thước đo” khả năng hiển thị. Ví dụ như một màn hình XGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1024 x 768. Trong đó, 1024 là số điểm chấm theo chiều ngang, 768 là số điểm chấm theo chiều dọc.
Với model SXGA 14.1” tiêu chuẩn thì độ phân giải là 1280 x 1024. Nếu một hình ảnh ở trên XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì trên SXGA, nó sẽ có kích thước tương đối nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo nên cảm giác “rộng hơn” so với XGA.
Hầu hết màn LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là hiển thị chủ động (active matrix display). Tên gọi này để phân biệt với hiển thị bị động (passive matrix display). Sản phẩm TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ, được kích hoạt bởi dòng điện rất nhỏ, giúp tốc độ hiển thị màu nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ chân thực và nhanh hơn nhiều so với các thiết bị bị động.
Nếu bóng bán dẫn nối tắt hoặc hở sẽ dẫn đến một điểm chấm không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, gọi là điểm chết (dead pixel) và nó có thể bị sáng, chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc mất hẳn, chỉ nhìn thấy màu đen.
Trong quá trình sản xuất, rất khó để có thể xác định một bóng bán dẫn bị hỏng hay không. Thường chỉ khi sản phẩm "đã ra lò" hoàn chỉnh người ta mới xác định được nó có điểm chết hay không. Nếu các nhà sản xuất LCD buộc phải loại bỏ thiết bị có điểm chết, dù chỉ là một điểm, chi phí chế tạo và giá bán của màn hình LCD có thể đã đội lên rất cao.
Vậy tiêu chuẩn của số điểm chết được chấp nhận với mỗi màn hình bao nhiêu là vừa? Câu hỏi này phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất riêng biệt. Ví dụ như với Apple, không có một câu trả lời cụ thể là bao nhiêu điểm chấm hỏng sẽ được bảo hành. Hoặc với Lenovo, số lượng này được quy định tùy theo loại màn hình được sử dụng, nhìn chung rơi vào khoảng 5 - 6 chấm.

thỉ thuật hồi sinh pin Laptop bị chai

alt- Sau khoảng 30 phút thao tác, pin thay lõi có thể đạt thời gian sử dụng đến 2 giờ. Dịch vụ này đang dần phổ biến để phục vụ những người sở hữu máy laptop quá cũ hoặc hàng xách tay quá "độc", không có hỗ trợ kỹ thuật từ chính hãng.


- Pin cho máy tính xách tay là yếu tố quan trọng tạo nên tính cơ động và sự khác biệt so với máy để bàn. Những model được bán phổ biến tại Việt Nam hiện nay thường đi kèm với pin loại 6 lõi (cell) với thời gian cơ bản khoảng 2,5 - 3 giờ, và con số đó dường như chưa thỏa mãn yêu cầu của những “chiến binh đường phố”. Theo một khảo sát, 45% người dùng cho rằng thời lượng của pin là hạn chế lớn nhất khi sử dụng laptop. Một số người dùng sẵn sàng “hy sinh” sự gọn nhẹ để đổi sang loại pin 9 cell có thời lượng dài hơn.
- Tuy quan trọng nhưng pin lại là loại linh kiện nhạy cảm, thời gian bảo hành nhiều nhất chỉ 1 năm, kể cả với những laptop cao cấp có thân máy được bảo hành tới 3 năm. Sau một thời gian sử dụng, khả năng lưu và cấp điện của pin tự động giảm xuống. Quá trình “lão hóa” nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình dùng và xạc của người sử dụng. Khi thời gian dùng chỉ còn vài phút là các viên pin đã “chai” hoàn toàn, phải thay lõi hoặc mua mới.
Công nghệ hồi sinh pin chết
- “Công nghệ” làm sống pin chai gồm 3 giai đoạn. Đối với pin đã chết hẳn, người thợ phải kiểm tra xem mạch pin còn hoạt động hay không. Việc này có thể bỏ qua nếu pin vẫn dùng được vài phút. Sau đó, vỏ nhựa của nhà sản xuất được bóc tách, từng lõi pin bên trong được kiểm tra khả năng lưu/phát điện, cell nào “chết” sẽ được thay. Cuối cùng, người thợ phải cập nhật lại bộ nhớ ROM (reset ROM) bằng phần mềm chuyên dụng để pin nhận lại dung lượng của những cell đã thay. Toàn bộ công đoạn trên được tiến hành trong khoảng 20 - 30 phút nếu không gặp trục trặc đặc biệt gì khác. Giá mỗi cell pin mới khoảng 75.000 đồng, chi phí phục hồi một viên pin 6 cell đã chết hẳn khoảng 450.000 - 500.000 đồng.
laptop - kinh nghiem va su dung

Kiểm tra và thay lõi pin

- Theo đánh giá của dân trong nghề, việc khôi phục pin khó nhất ở công đoạn thứ 3. Mỗi viên pin đều có bản mạch để quản lý nguồn điện từng cell. Trong máy tính cũ, những mạch này khá đơn giản và bản ROM của chúng cũng sẵn có trên Internet. Những viên pin mới có mạch điện quản lý chặt chẽ hơn, chip nhớ và chip quản lý nhiều khi tích hợp chung trên cùng IC, có loại còn có cả mạch bảo mật pin nên việc can thiệp khó khăn.
- “Đa phần pin mang đến sửa là của những model cũ, nhiều nhất là máy IBM vì người dùng Việt Nam chuộng dòng máy này. Cũng có người đến sửa pin của máy tính mới vì đó là hàng xách tay, không thể mang đi bảo hành hoặc linh kiện chính hãng quá đắt”, anh Trần Duy Anh, Giám đốc công ty HTT (Hà Nội) chuyên sửa chữa laptop nói.
- Duy Anh cho biết mỗi tháng công ty anh sửa đến hơn 200 viên pin laptop các loại do khách hàng lẻ mang đến, chưa kể những đơn đặt hàng do một số doanh nghiệp buôn bán máy tính cũ đem đến. Hà Nội hiện nay có khoảng 10 điểm sửa chữa pin chuyên nghiệp. Dân chơi laptop TP HCM quá quen thuộc với tên tuổi của 2 công ty Nghĩa Thăng và Không Gian bởi thâm niên và tay nghề “phù thủy” với pin máy tính xách tay.
laptop - kinh nghiem va su dung laptop - kinh nghiem va su dung  
Mạch quản lý trên pin mới (trái) có tính năng bảo mật phức tạp hơn nhiều so với các loại cũ (phải)
- Nhiều người am hiểu thừa nhận rằng chất lượng của pin "hồi sinh" không thể bằng với pin chính hãng vì cũng chỉ phát điện được trên dưới 2 giờ. Tuy nhiên, giá tiền thì chỉ bằng phân nửa so với việc bỏ ra 70 - 80 USD cho viên pin xịn từ chính hãng. Những cell pin mới và linh kiện để thay được nhập khẩu từ Trung Quốc, chất lượng phụ thuộc vào trình độ và "lương tâm" của cửa hàng cộng thêm một ít ... may rủi. Dịch vụ này vốn dành cho người dùng laptop cũ nhưng một số cửa hàng bán máy tính cũng "đặt hàng" để giảm chi phí cho những lô hàng lỗi đã nhập. Người mua laptop cũ (hàng refurbished) nếu không tinh ý gặp phải loại pin "độ" lại này thì coi như gặp vận đen.
Dùng và bảo quản pin
- Theo ý kiến của giới kỹ thuật, thời lượng pin bị giảm nhanh phần nhiều do người dùng chưa đúng cách. Hai nguyên nhân thường gặp nhất là cắm nguyên xạc điện khi không dùng hoặc để chế độ ngủ (Standby hoặc Hibernate) quá lâu khiến pin bị suy kiệt.
- “Pin Ni-Cd cũ thì hay gặp hiện tượng chai pin, nếu cắm xạc liên tục thì nó sẽ ‘nhớ’vị trí đầy ảo nên hay suy giảm. Pin Li-Ion thế hệ mới không gặp hiện tượng trên nhưng không được để suy kiệt, nếu điện áp sụt xuống dưới mức cho phép thì sẽ hỏng luôn”, kỹ thuật viên công ty HTT nói. Kinh nghiệm cho thấy chính những máy hay được người dùng mang đi mang lại thì giữ được thời gian dùng pin lâu hơn.
laptop - kinh nghiem va su dung  
Xạc IBM hàng nhái (trên) rất giống với xạc xịn (dưới)
- Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại xạc (adapter) là hàng nhái trôi nổi. Bộ xạc chất lượng kém, cung cấp nguồn không ổn định, cũng gây hại cho pin, tệ hại hơn là làm hỏng mạch xạc trên máy. Việc phân biệt xạc xịn và nhái bằng mắt thường sẽ hơi khó vì vẻ bề ngoài khá giống nhau. Dân chuyên nghiệp thường dựa trên trọng lượng, độ sắc nét và khít của tem nhãn trên adapter để phân biệt.
- Để thời gian dùng pin tốt, người dùng nên để pin được hoạt động, rút nguồn điện khi không dùng máy. Lập kế hoạch để “xả hết, nạp đầy” pin mỗi tuần 1 lần, tức là rút điện dùng máy tính đến khi hệ thống báo hết nguồn điện, sau đó cắm nguồn cho đến khi pin báo đầy. Những máy laptop được dùng thay cho desktop thường không cần đến pin có thể lấy ra bảo quản riêng. Tuy nhiên, trước khi tháo nên xạc đầy điện, kiểm tra và xạc lại theo chu kỳ từ 3-5 tháng.